By Thành Nguyễn,
11:39:40 28/11/2020

Bạn có từng thắc mắc vì sao chất liệu vải Polyester lại được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thời trang, may mặc? Đó là vì vải Polyester có nhiều ưu điểm nổi trội như là kháng bụi bẩn và nấm mốc rất cao, chống nhăn tốt và hay được gọi tắt là Poly.

Ngay từ những năm 1930 chất liệu Polyester đã được tìm ra trong phòng thí nghiệm và sau thời gian tìm hiểu cùng nghiên cứu thì chất liệu này chính thức ra đời vào những năm cuối thập niên 30.

Polyester chia ra làm bốn loại sợi cơ bản đó là sợi filament, sợi xơ, sợi thô và sợi fiberfill cùng nguồn gốc chất liệu từ dầu mỏ, than đá và không khí.

Vải Polyester có 2 dạng chính là Polyethylene Terephthalate (PET) và poly-1, 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate (PCDT). Tuy nhiên, nhờ ưu điểm bền, có thể sử dụng độc lập và dễ dàng phát huy hiệu tính năng chống bụi, chống nhăn khi kết hợp với nhiểu loại vải khác nên PET được ưa chuộng hơn.

Polyester không bị thấm nước dẫn đến chất nhuộm liên kết mạnh mẽ nên tia UV không làm ảnh hưởng đến chúng.

Vải polyester là gì?

Vải polyester được gọi là nhựa nhiệt dẻo hoặc polyamit aliphatic và thuộc nhóm tổng hợp các polyme. Để có được chất liệu vải polyester thì cần phải trải qua một quá trình hoá học chuyên sâu sợi mạnh mẽ có khả năng đàn hồi tốt, tạo thành vải. Loại vải polyester có nguồn gốc từ dầu thô.

vai-polyester-1

Ưu và nhược điểm của vải Polyester

Ưu điểm của Polyester

Vải polyester được tạo ra từ một chất lỏng hoá học nên vải mềm và mượt, độ co giãn cao. Hơn nữa sản phẩm này có trọng lượng rất nhẹ và đó là ưu điểm lớn trong quá trình sản xuất các mặt hàng. Đặc biệt, vải ny lon có giá thành phù hợp trong may mặc, thời trang. Vải bóng và sáng, chống bám bụi, chống thấm nước nên được nhiều doanh nghiệp và shop thời trang ưa chuộng.

Nhược điểm của Polyester

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì nhựa sinh học có nhược điểm là dễ xuống màu khi phơi nắng vì vải polyester có tích nước nên khó giữ chất nhuộm. Ngoài ưu điểm của vải nylon là chống thấm nước nhưng nó sẽ gây nóng bí thì đó cũng là nhược điểm của loại vải này.

Là một loại không có khả năng tự phân huỷ sinh học nên sẽ làm cho tình trạng ô nhiêm tăng lên cùng với quá trình sản xuất vải nylon sẽ tạo ra các oxit ni tơ gây ra hiệu ứng nóng lên của trái đất.

vai-polyester-2

Phân loại

Như ta đã biết, vải polyester được sản xuất theo phương trình hoá học hoàn toàn nên điều này giúp cho các nhà sản xuất có thể thêm hoặc giảm các nguyên liệu để phù hợp với yêu cầu của các đối tác. Thường vải polyester ta thường thấy xuất hiện trên thị trường bốn loại chính sau:

  • Nylon 6-6: Đây là loại đầu tiên với vải nylon tổng hợp 100%. Là sự kết hợp giữa một số loại axit dicarboxylic cùng hexamethylene diamine. Sau khi nấu chảy chất rắn này để tạo sợi hoặc kết tinh lại.
  • Nylon 6: là một dạng polyamit bán kết tinh và được hình thành ừ quá trình ngưng tự polymer mà từ quá trình polymer hóa mở vòng. Nylon 6 còn được gọi là polycaprolactam.
  • Nylon 46: là polyamide hoặc nylon chịu nhiệt cao. DSM là nhà cung cấp thương mại duy nhất của loại nhựa này, tiếp thị dưới tên thương mại Stanyl. Nó có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nylon 6 hoặc nylon 66 và chủ yếu được sử dụng trong các ứng dụng phải chịu được nhiệt độ cao.
  • Nylon 510: Với mục đích để thay thế cho Nylon 6-6 nên đã tạo ra loại Nylon này tuy nhiên vẫn rất khó để sản xuất hàng loạt loại này do chi phí đắt đỏ.

Như đã nói ở trên thì để đáp ứng nhu cầu của sản phẩm nên sợi Nylon cũng được sản xuất với các loại khác khi trộn thêm các sợi tự nhiên hoặc các sợi nhân tạo hoặc trộn cả hai.

Ứng dụng của vải Polyester

Với nhiều ưu điểm nêu trên nên chất liệu vải polyester được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như ngành công nghiệp dệt. Vì vải nylon giúp giữ ẩm và chống ẩm tốt nên rất được ưa chuộng trong lĩnh vực sản xuất thời trang. Ngoài ra, loại vải này cũng được ưa chuộng trong may đồ nội thất rất đẹp.

Với nhiều màu sắc ấn tượng, đặc tính vải nhiều ưu điểm, do đó sản phẩm này hiện được thị trường đánh giá rất cao.

vai-polyester-3

Hướng dẫn cách bảo quản và vệ sinh

  • Khi giặt hạn chế chất tẩy rửa vì sẽ làm giảm dần chất liệu vải.
  • Hạn chế phơi các sản phẩm làm từ vải polyester ngoài ánh nắng chiếu trực tiếp vì sẽ dễ bị phai màu. Cho nên một trong những cách muốn kéo dài tuổi thọ của sản phẩm thì nên chọn nơi thoáng mát để phơi.
  • Vải sẽ bị biến dạng nếu dùng nước nóng để giặt hay dùng máy sấy làm khô.

Với những thông tin cơ bản trên chắc chắn bạn đã nắm một vài thông tin về dòng sản phẩm này. Theo đó sẽ có cách lựa chọn sản phẩm phù hợp trong quá trình sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

+ Tìm hiểu về đặc điểm và phân loại vải thun

+ Tìm hiểu về chất liệu vải dù

Liên hệ nhanh
Bạn đang có nhu cầu may và in ấn các loại túi vải không dệt, túi vải bố, túi canvas, túi tote, túi quà tặng doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn, báo giá và đặt hàng nhé.

    Bài viết liên quan